Máy tính khi sử dụng lâu ngày rất dễ bị bụi, bẩn. Điều này làm giảm khả năng tản nhiệt của máy dẫn đến xung nhịp của vi xử lý bị giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm của bạn hoặc nặng hơn nữa là hư hỏng máy tính. Do đó, chúng ta phải vệ sinh máy tính thường xuyên, vây, phải vệ sinh máy mà không gây hư hỏng cho các linh kiện? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn vệ sinh máy một cách đúng đắn và hiểu quả nhất.
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Vải/mút: Đặc biệt là các loại vải mềm hoặc mút chuyên dùng cho vệ sinh đồ điện tử.
- Nước sạch hoặc cồn loãng: Tránh sử dụng các dung môi khác có khả năng làm hỏng bề mặt nhựa hoặc màn hình máy tính.
- Máy hút bụi mini: Nhỏ gọn, thuận tiện cho việc hút các bụi, bẩn ra khỏi máy tính.
- Bình xịt khí: Dùng để thổi bụi ở các bộ phận khó lau chùi.
- Hộp nhỏ: Nên chuẩn bị sẵn một hộp đựng các linh kiện nhỏ (ốc…), tránh bị thất lạc khi tháo máy ra vệ sinh.
- Tăm bông
* Vệ sinh máy:
Ngắt nguồn điện, rút tất cả dây cáp kết nối giữa các bộ phận của máy tính.
– Chuột:
+ Đối với chuột bi:
- Ấn nhẹ và xoay nắp đậy viên bi nằm phía dưới ngược theo chiều kim đồng hồ (hoặc theo chiều mũi tên Unlock) để lấy bi ra khỏi chuột.
- Rửa bi bằng nước sạch và lau khô.
- Dùng vải hoặc mút thấm cồn loãng để chùi sạch vết bẩn bám trên bánh xe và thanh cuộn.
- Lau sạch chất bẩn bám trên bề mặt tiếp xúc giữa chuột với thảm chuột.
- Gắn bi vào chuột và xoay nắp đậy để khóa chặt không cho bi rơi ra ngoài.
+ Đối với chuột quang:
- Lau sạch các bề mặt của chuột, tẩy vết mồ hôi, bụi bẩn.
- Dùng bình xịt thổi nhẹ vào mắt quang cho sạch bụi, sau đó lau nhẹ với tăm bông.
– Bàn phím:
- Úp ngược bàn phím xuống và vỗ nhẹ để bụi rớt ra ngoài.
- Dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn ở các khe trên bàn phím.
- Lau chùi bàn phím bằng khăn khô. Nếu bàn phím quá bẩn, có thể dùng khăn ẩm để lau, sau đó phải lau lại cho khô.
- Không được dùng các hóa chất tẩy rửa vì có thể làm mờ các ký hiệu trên phím.
- Lau sạch mặt bên dưới và dùng tăm bông thấm cồn chùi sạch lỗ cắm bàn phím.
– Case máy tính:
- Mở case máy tính, tháo tất cả các loại cáp nối với bo mạch chủ.
- Tháo các thành phần cứng như RAM, card đồ họa, ổ đĩa cứng và dùng bình xịt khí để vệ sinh từng phần.
- Không nên tháo CPU và quạt tản nhiệt vì đây là 2 bộ phận bụi khó có thể len lỏi vào trong. Sử dụng bình xịt khí làm vệ sinh. Bạn cũng có thể làm sạch quạt tản nhiệt bằng cách dùng tăm bông lau các cánh quạt.
- Tiếp tục sử dụng bình xịt khí hoặc máy hút bụi mini thổi bụi toàn bộ các thành phần bên trong thùng máy.
- Cắm các loại dây cáp vào đúng vị trí. Trong trường hợp không nhớ rõ vị trí của các loại cáp, bạn hãy tham khảo tài liệu đi kèm theo máy tính để tránh việc cắm cáp sai.
- Lắp lại các thành phần cứng đã được tháo ra trước đó như card màn hình, RAM.
- Đóng vỏ case.
– Màn hình:
- Dùng bình xịt khí thổi sạch bụi ở các khe của màn hình.
- Sử dụng vải mềm hoặc mút chuyên dùng cho vệ sinh đồ điện tử lau sạch các bụi bẩn.
- Nếu vết bẩn bám cứng trên màn hình, dùng khăn ẩm lau nhẹ.
- Tránh chà xát mạnh hoặc dùng các thiết bị vệ sinh có tính kiềm để lau màn hình.
– Các loại dây cắm, cổng kết nối:
- Dùng máy hút bụi làm sạch các đầu kết nối.
- Dùng vải mềm lau sạch thân dây.
* Lưu ý khi vệ sinh máy tính:
- Không được xịt hay đổ chất lỏng vào bất cứ bộ phận nào của máy tính.
- Không để các bộ phận bên trong máy tính hoặc bất cứ mạch điện nào bị ẩm ướt.
- Thận trọng, không để lỡ tay đánh rơi bất cứ vật gì vào các linh kiện.
Mình sẽ để cập đến việc vệ sinh Laptop ở bài viết sau, cảm ơn các bạn đã xem! Hi vọng các bạn có thể tự vệ sinh PC của mình qua bài viết này.
tham khảo: EVN
ảnh: internet